Khu Du Lịch Lá Phong

Khu du lịch Lá hong có khuôn viên rộng hơn 4.8ha, nằm cuối đường Đặng Thái Thân, thành phố Đà Lạt, Lâm đồng, dưới sựu quản lý của một công ty TNHH ở địa phương - Vĩnh Xuân. Được đầu tư 100 tỷ đồng, công trình thu hút du khách với mảng cỏ xanh mơn mởn bên cạnh các công trình kiến trúc nổi bật.

Sự hài hòa trong kết hợp các công trình kiến trúc như đường hào hoa, suối địa đàng, đị đanf trong lòng đất, quần long hội tụ với thảm thực vật tự tạo gồm hơn hai nghìn cây phong lá đỏ, hai mươi nghìn cây tùng, năm trăm cây anh đào, hàng trăm cây lá kim quý hiếm Đà Lạt với hơn hai nghìn cây chè Shan tuyết, thảo dược và hoa khác gắn liền với những câu chuyện dân gian của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh thảm thực vật tự tạo khổng lồ, nơi đây còn nổi tiếng với ngôi nhà 132 mái với tên gọi nhà Mái ẩn mình trên một đồi thông. Với diện tích rộng khoảng 300m2, toàn nhà chính là một mô hình mô phỏng kim tự tháp. Tình yêu, hạnh phúc, sức khỏe và may mắn chính là những mong ước mà kiến trúc sư muốn gửi gắm qua thiết kế này. Bên trong trưng bày 80 bức tranh vơi chủ đè lá phong được trang trí bằng 80 chậu hoa treo, trên 100 chậu gốm sứ đa kiểu dáng. Nơi đây cũng được tổ chức khéo léo thành khu mua sắm và ẩm thực.

Bên cạnh kiến trúc nhà Mái độc đáo, nơi đây còn nổi tiếng với căn nhà có tạo hình như một chiếc trống, với 20 mặt trống bằng chất liệu kính cường lực, mô phỏng hình dạng bên trong của chiếc kính vạn hoa, với cường độ ánh sang khác nhau, căn phòng sẽ tạo ra các hiệu ứng màu sắc và hình ảnh vô cùng đặc biệt, nhất là vào những buổi bình minh và hoàng hôn. Chủ nhân ngôi nhà Trống cho hay, ý tưởng về kiến trúc đặc biệt này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Theo đó, nhờ trú ngụ trong những chiếc trống được buộc vào nhau mà thế gian chỉ còn một đôi nam nữ duy nhất, một cặp gà, một cặp chó, một cặp lợn, một cặp trâu thoát khỏi cơn đại hồng thủy.

Đường hầm kéo dài từ nhà Trống đến cổng có tên gọi Địa đàng trong lòng đất với các địa điểm như khu khách sạn Phố cổ với sức chứa 60 khách, với các hiệu ứng đặc biệt tạo nên một không gian đọc nhất vô nhị. Lối đi được trang trí bằng tượng đất nung cũng với148 bức tranh chủ đề Cõi Hồng Hoang do nhiếp ảnh gia Phước Khùng lưu lại các loại hoa dại của thành phố sương mờ cung các quầy ba hiện đại.

Các công trình thiết kế như nhà Ngói, nhà Trống, nhà Nấm, các địa điểm nổi tiếng còn lại đều bắt nguồn từ những câu chuyện cổ của vùng đất cao nguyên huyền bí.