Ma Rừng Lữ Quán

 

Ma Rừng Lữ Quán, chốn bình yên dung dị giữ dòng đời tấp nập hối hả.

Ở nơi cao nguyên vắng vẻ lại xuất hiện một chốn bồng lai tiên cảnh và không kém phần ma mị như chính tên gọi của nó: Ma Rừng Lữ Quán. Ma Rừng Lữ Quán không những chinh phục đươc những du khách khó tính nhất, mà còn để lại trong lòng họ bao dư vị của một không gian lãng mạn, thơ mộng, những khung cảnh mê hoặc long người trong bộ truyện nổi tiếng Liêu Trai Chí Dị của tác giả Bồ Tùng Linh.

Khởi nguồn của Ma Rừng Lữ Quán

Để giải đáp bao bí ẩn xoay quanh tên gọi Ma Rừng, chúng tôi lên đường tới thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 22km, khoảng 30 phút đi xe máy. Đường đến Ma Rừng, khu du nghỉ dưỡng giấu mình trong núi rừng Tây Nguyên là những cung đường đẹp đến mê hồn. Để thỏa mãn sự tò mò của chúng tôi, chủ nhân của lữ quán, ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết, sau bao lần chinh phục những hành trình đầy phiêu lưu và mạo hiểm khám phá những vùng đất hoang sơ từ Đà Lạt, Đưng K Nớ đến Đắk Lắk, ông được bạn bè ưu ái phong cho tên gọi "Ma Rừng". Và chính tình yêu núi rừng đã khiến ông rời bỏ phố thị để tạo cho mình cơ ngơi riêng giữa rừng sâu núi thẳm, tìm về cảm giác yên bình và không khí trong lành mà ông hằng ao ước.

Ma Rừng Lữ Quán

Công việc chỉ bắt đầu từ việc dựng nên căn nhà gỗ màu tím để tịnh dưỡng vào những ngày cuối tuần hoặc gặp gỡ tri kỷ, rồi dần dần tiếng lành đồn xa, những hình ảnh nên thơ về căn nhà gỗ màu tím bên dòng suối trong vắt đã được lan rộng khắp mạng xã hội khiến du khách cứ thay nhau kéo đến để được thực sự sống trong khung cảnh đẹp đẽ và trải nghiệm cuộc sống thiên nhiên nơi hoang dã.

Ma Rừng Lữ Quán chỉ mới được xây dựng 2 năm về trước do chính ông suy nghĩ, thiết kế và thực hiện trong khung cảnh hoang sơ và khí trời se lạnh đậm chất Đà Lạt.

Tuy sưc chứa tối đã của lữ quán lên đến 50 người nhưng ông chủ Ma Rừng luôn duy trì lượgn khách ở mức thấp hơn. Ông muốn đảm bảo sự riêng tư cũng như vẻ đẹp bình lặng của nơi đây.

 

Nội thất ở đây đều được làm bằng gỗ thông, từ ngôi nhà cho đến bộ bàn và cả tấm phản lớn đều không được cháu truốt gì nhiều, mang lại cho lữ khách một cảm giác mộc mạc và chân thật nhất. Ba gian nhà nhỏ được làm hoàn toàn bằng gỗ thông mộc, thơm phức mùi gỗ và một căn nhà màu tím và một gian bếp nhỏ để lữ khách nấu ăn. Tất cả đều được sắp xếp một cách đẹp mắt và ấm cúng đến kỳ lạ. Được thiết kế theo phong cách ngẫu hứng, gian nhà là một sự pha trộn giữa phong cách nhà sàn Tây Nguyên và kiến trúc cổ điển của Pháp, tạo nên sự ấm cúng và tinh tế đến từng chi tiết. Phía sau là con suối nhỏ róc rách cả ngày đêm. Phía trước là hai hồ nước được ngăn cách bởi cây cầu đá rêu phong. Nước dưới hồ lẳng lặng từng gợn sóng, xanh thăm thẳm như màu ngọc và phản chiếu được cả một khung trời mộng mơ.

Buổi sáng nơi đây mây mờ giăng kín lối, từng tia nắng ấm áp vương dần trên nhành liễu rũ, trên ngọn những cành mai anh đào, và dần dần khoác lên những hàng cây phượng tím phủ kín bên hồ. Khi hoàng hôn nhường chỗ cho màn đêm ngự trị, nơi đây lại một lần nữa được thắp lên bởi những ánh đèn vàng lung linh ấm áp, những ngọn lửa hồng bập bùng trong bếp lửa, và người ta bắt đầu ngay ngất bên những ly rượu nồng, bên tiếng đàn du dương từ những cây đàn ghita mà ông chủ đã khéo léo chuẩn bị.